Máy Lọc Không Khí
Review các thương hiệu máy lọc không khí
Máy lọc không khí Coway View more
  • Công nghệ Inverter tiết kiệm điện
  • Giá cạnh tranh nhất thị trường
  • Ship hàng tận nơi
Excellent8.5
Save up to 20%
Máy lọc không khí Hitachi View more
  • Công nghệ Inverter tiết kiệm điện
  • Giá cạnh tranh nhất thị trường
  • Ship hàng tận nơi
Excellent8.4
Save up to 19%
Máy lọc không khí Daikin View more
  • Công nghệ Inverter tiết kiệm điện
  • Giá cạnh tranh nhất thị trường
  • Ship hàng tận nơi
Excellent8.3
Save up to 16%
Máy lọc không khí Xiaomi View more
  • Công nghệ Inverter tiết kiệm điện
  • Giá cả cạnh tranh nhất thị trường
  • Ship hàng tận nơi nhanh chóng
Excellent8.2

Máy lọc không khí nào tốt nhất hiện nay

Theo những nghiên cứu gần đây, Việt Nam nằm trong top 11 quốc gia ô nhiễm không khí nhất trên thế giới. Tình trạng khói bụi thải ra môi trường ngày càng dày đặc khiến không khí đang trở nên thiếu trong lành hơn bao giờ hết. Không khí ô nhiễm cũng đồng việc với việc sức khỏe của con người bị đe dọa nghiêm trọng.

Để khắc phục vấn đề này,các nhà nghiên cứu công nghệ đã nghiên cứu và cho ra đời máy lọc không khí. Tuy nhiên trên thị trường có quá nhiều thương hiệu, sản phẩm máy lọc không khí khiến bạn khó khăn trong việc chọn cho mình sản phẩm chất lượng giá rẻ. Bài viết này Săn Nhanh sẽ cung cấp đến bạn đọc toàn bộ thông tin về các loại máy lọc không khí cũng như gửi đến bạn đọc top các thương hiệu máy lọc không khí đáng sử dụng nhất hiện nay.

Máy lọc không khí tốt nhất hiện nay
Máy lọc không khí tốt nhất hiện nay

Máy lọc không khí là gì

Máy lọc không khí là một thiết bị có chức năng lọc sạch bụi bẩn trong không khí nhờ cấu tạo của các lớp lọc bụi bên trong giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh như nấm mốc, vi khuẩn hay mùi hôi.

Nguồn gốc, lịch sử phát triển của máy lọc không khí

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra bên cạnh việc đem đến những sự đột phá, những bước đổi mới trong lĩnh vực kinh tế xã hội, văn hóa kỹ thuật thì cũng để lại những hệ lụy to lớn mà cụ thể là ô nhiễm môi trường. Trong giai đoạn này, than là nguồn nhiên liệu chính để vận hành máy móc, do vậy, mức độ ô nhiễm lại càng nặng nề hơn.

Để khắc phục điều đó, các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu và phát minh ra máy lọc không khí. Xuất phát từ việc giúp đỡ các nhân viên phòng cháy chữa cháy, hệ thống lọc không khí đầu tiên đã được ra đời vào năm 1823 nhằm hỗ trợ những người lính cứu hỏa có thể dễ dàng hô hấp hơn trong điều kiện môi trường khói lửa.

Cùng chung mục đích là 2 phát minh khác sau đó của John Stenhouse và John Tyndall, tuy nhiễn, đã có những sự cải tiến hơn bằng cách tích hợp bộ lọc Carbon và  tạo ra khẩu trang cá nhân. Và cho đến năm 1900, công nghệ lọc không khí đã có bước phát triển nhảy vọt với sự ra đời của bộ lọc không khí HEPA.

Đây là một trong những bộ lọc tốt nhất cho đến hiện nay và cũng là nền tảng để hai anh em Manfred và Klaus Hammes phát minh ra hệ thống lọc không khí tại nhà đầu tiên vào năm 1963  giúp nâng cao đời sống của người dân lúc bấy giờ. Năm 1991, một lần nữa hệ thống lọc không khí lại có sự cải tiến bởi Austin Air Systems với khả năng làm việc ở 360 độ, phát triển chức năng lọc sạch một cách tốt nhất.

Bộ lọc không khí HEPA
Bộ lọc không khí HEPA

Từ năm 2000 cho đến nay, các công nghệ mới, hiện đại cũng lần lượt được phát minh và tích hợp nhằm giúp tối ưu hóa khả năng lọc sạch khí, có thể được kể đến như: Ionizer, Ánh sáng cực tím, Carbon, Máy tạo Ozone hay Quá trình oxy hóa quang xúc tác. Dự kiến trong tương lai, máy lọc không khí sẽ còn có những sự cải tiến, những bước phát triển mới để hình thành nên phiên bản hoàn thiện và đẳng cấp nhất phục vụ đời sống của con người.

Đặc điểm cấu tạo của máy lọc không khí

Thông thường, máy lọc không khí được cấu tạo từ 3 bộ phận chính: khung máy, bộ phận quạt hút và bộ lọc không khí.

Khung máy được làm từ nhựa cứng có vai trò như tấm lá chắn bảo vệ các bộ phận bên trong của máy lọc không khí, tránh sự ảnh hưởng của các tác nhân từ bên ngoài dẫn đến hỏng hóc. Khung máy có thể được lắp đặt ở phía trước hoặc phía sau máy tùy theo quyết định của nhà sản xuất, tuy nhiên, không có sự khác biệt về chức năng.

Quạt hút là một bộ phận hút không khí vào và đi qua hệ thống bộ lọc để làm sạch bụi bẩn. Để tránh trường hợp trong không khí có độ ẩm cao dẫn đến tình trạng han gỉ, bộ phận quạt hút thường sẽ được chế tạo từ hợp kim nhôm.

Bộ lọc sẽ quyết định chất lượng của không khí đã được lọc. Không khí sau khi được hút từ ngoài vào nhờ quạt hút, thông qua bộ lọc sẽ giúp lọc sạch bụi bẩn, vi khuẩn hay virus rồi đưa trở lại ra ngoài môi trường, mang lại một không khí trong lành và sảng khoái.

Mỗi bộ lọc được hình thành từ 3 màng lọc chủ yếu: màng lọc bụi thô, màng lọc HEPA và màng lọc than hoạt tính. Một số loại máy lọc không khí cao cấp còn được tích hợp cả màng lọc phấn hoa, là giải pháp tối ưu cho những người bị dị ứng phấn hoa.

Cấu tạo Máy lọc không khí
Cấu tạo Máy lọc không khí

Cơ chế lọc sử dụng bộ lọc được gọi là cơ chế lọc không khí thụ động. Bên cạnh đó, còn có một cơ chế lọc khác tiên tiến hơn không sử dụng bộ lọc đó là cơ chế lọc không khí chủ động. Cơ chế này tiến hành lọc dựa trên việc sử dụng các công nghệ hiện đại như Ion hóa, lọc bụi tĩnh điện, tạo ozone, khử trùng nhiệt động, chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím hoặc sử dụng chất tẩy rửa quang xúc tác.

Nguyên lí hoạt động của máy lọc dựa trên cơ chế phát tán các Ion âm vào trong không khí, tiếp cận với các bụi bẩn, vi khuẩn, thông qua bản tích điện dương hút chúng quay ngược trở lại để giữ và loại bỏ ra khỏi không khí.

Ngoài ra, một số máy lọc còn được trang bị thêm các chức năng khác như cảm biến bụi, cảm biến độ ẩm, đèn báo chất lượng không khí, bắt muỗi v…v

Ưu và nhược điểm của các loại máy lọc không khí

Máy lọc không khí trong nhà

Ưu điểm

Loại bỏ các chất gây ô nhiễm, mang lại một bầu không khí trong lành, dễ chịu, bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống

Giải pháp tối ưu cho những người dùng gặp phải vấn đề về dị ứng phấn hoa, lông của thú nuôi hoặc những người mắc bệnh về hô hấp

Điều khiển từ xa, có thể kết nối với Smartphone mang lại sự tiện lợi

Nhược điểm

Chi phí thay màng lọc cao

Khá tốn điện

Máy lọc không khí trong nhà
Máy lọc không khí trong nhà tốt nhất hiện nay

Máy lọc không khí ô tô

Ưu điểm

Tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc, mang lại bầu không khí dễ chịu, thoải mái trong môi trường nhỏ hẹp

Hạn chế sự dị ứng bởi lông vật nuôi

Điều hòa không khí, cân bằng độ ẩm trong xe

Nhược điểm

Giá thành khá cao

Cách lắp đặt/sử dụng máy lọc không khí hiệu quả

Cách lắp đặt máy lọc không khí cần được lưu ý như sau:

Lắp đặt ở vị trí càng thấp sẽ mang lại hiệu quả càng cao, giúp lọc sạch không khí tốt nhất. Có thể đặt trên bàn, trên kệ nhưng vị trí lí tưởng nhất chính là sàn nhà.

Máy lọc không khí ô tô
Máy lọc không khí ô tô

Cần đặt máy tại nơi ổn định, thăng bằng, tránh những nơi gồ ghề sẽ làm máy bị nghiêng dẫn đến đổ vỡ và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Đặt máy trong những không gian kín sẽ giúp máy phát huy tối đa khả năng của mình hơn là không gian mở. Vị trí thoáng đãng sẽ tạo điều kiện cho máy hoạt động một cách trơn tru.

Để tránh tình trạng han gỉ, không nên đặt máy gần nguồn nước cũng như tránh xa các nơi dễ cháy nổ gây ra hỏa hoạn.

Đối với các máy lọc không khí treo tường, bên cạnh việc không nên treo quá cao thì máy cũng nên được lắp đặt cách tường từ 20cm đến 90cm dựa trên khuyến cáo của nhà sản xuất.

Hướng dẫn sử dụng bảo quản máy lọc không khí

Máy sau khi được mua về cần tháo tất cả các nilon, băng dính một cách cẩn thận để tránh hỏng hóc, trầy xước.

Nguồn điện cung cấp cho máy phải là nguồn điện ổn định và phù hợp với điện áp của máy.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, lưu ý về các khuyến cáo của nhà sản xuất.

Không đứng gần sát máy để không khí trong máy lọc tác động trực tiếp vào người sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi thực hiện phun thuốc diệt côn trùng phải đem cất máy vì những chất diệt khuẩn đó sẽ tiếp xúc vào những bộ phận của máy và khi máy vận hành, mang không khí ra ngoài môi trường, các chất này cũng sẽ theo đó gây hại đến khỏe của người dùng.

Cách sử dụng Máy lọc không khí
Cách sử dụng Máy lọc không khí

Vệ sinh máy bên ngoài định kì để loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn bám trên máy bằng vải mềm, tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy rửa cũng như để trực tiếp máy vào trong nước. Trong trường hợp cần vệ sinh bên trong, nên liên hệ với các trung tâm bảo hành để hỗ trợ.

Có nên mua máy lọc không khí không

Trong điều kiện tình trạng không khí đang bị ô nhiễm đến mức báo động như hiện nay thì việc đầu tư một chiếc máy lọc không khí là điều nên làm. Máy lọc không khí không những góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người dùng mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh về hô hấp. Tuy nhiên mỗi sản phẩm, mỗi thương hiệu đều sẽ có mức giá khác nhau, vì vậy bạn nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm cho phù hợp nhé. Trong phần dưới đây, mình sẽ gửi đến bạn 10 thương hiệu máy lọc không khí chất lượng nhất hiện nay.

Top 10 thương hiệu máy lọc không khí chất lượng đáng dùng nhất

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các thương hiệu sản xuất máy lọc không khí tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Dưới đây là một số các thương hiệu nổi trội đã được khẳng định về chất lượng.

Máy lọc không khí Sharp

Thương hiệu đầu tiên là một cái tên vô cùng sáng giá đến từ Nhật Bản. Được tích hợp các công nghệ hiện đại như Plasmacluter ion giúp diệt khuẩn, nấm mốc, giảm mùi hôi cùng bộ lọc HEPA tích hợp khả năng lọc phấn hoa, chế độ Haze nâng cao hiệu suất lọc, Inverter tiết kiệm điện và tính năng bắt muỗi v…v . Với tầm giá dao động từ 2.5 triệu đến 9 triệu thì đây là một sản phẩm rất đáng mua.

Máy lọc không khí Sharp
Máy lọc không khí Sharp

Máy lọc không khí Xiaomi

Xiaomi là một thương hiệu về công nghệ nổi tiếng có xuất xứ từ Trung Quốc. Các sản phẩm máy lọc không khí của Xiaomi sở hữu những ưu điểm vô cùng nổi bật với công nghệ lọc lõi 3 lớp hỗ trợ lọc sạch một cách tối ưu đồng thời có thể theo dõi và điều khiển từ xa thông qua Smartphone với ứng dụng Mi Home. Với giá cả khá phải chăng nằm trong khoảng từ 2.5 triệu đến 3.5 triệu thì đây là một sản phẩm đáng để trải nghiệm.

Máy lọc không khí Xiaomi
Máy lọc không khí Xiaomi

Máy lọc không khí panasonic

Panasonic là một cái tên đã quá quen thuộc trong ngành điện tử đến từ Nhật Bản. Sản phẩm máy lọc không khí Panasonic áp dụng công nghệ Nanoe TM giúp diệt đến 99,9% vi khuẩn Ecoli và Virus cúm H5N1 cũng như H1N1 hỗ trợ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng một cách tối đa. Ngoài ra, còn có chế độ Turbo nâng cao hiệu suất lọc với chế độ 4 quạt. Mức giá ổn phù hợp với nhiều phân khúc cũng là điểm cộng của thương hiệu này.

Máy lọc không khí panasonic
Máy lọc không khí panasonic

Máy lọc không khí Daikin

Lại một thương hiệu nữa đến từ Nhật Bản – Daikin. Với giá dao động từ 4.5 triệu đến 8 triệu, máy lọc không khí Daikin được tích hợp công nghệ độc quyền Streamer hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại, các vi khuẩn gây bệnh, khử mùi hôi cũng như cân bằng độ ẩm tốt.

Máy lọc không khí Daikin
Máy lọc không khí Daikin

Máy lọc không khí Coway

Là thương hiệu điện tử lớn đến từ Hàn Quốc, Coway là một trong những sự lựa chọn rất thích hợp dành cho các hộ gia đình. Máy sở hữu thiết kế sang trọng, nhỏ gọn mang đến sự tiện lợi, phù hợp cho nhiều không gian, đồng thời, áp dụng công nghệ lọc tiên tiến giúp lọc sạch đến 99,97% bụi bẩn trong không khí, bên cạnh đó, còn được tích hợp khả năng điều chỉnh chế độ lọc phù hợp một cách tự động.

Xem bài đánh giá chi tiết Máy lọc không khí Coway có tốt không

Máy lọc không khí Coway
Máy lọc không khí Coway

Máy lọc không khí Hitachi

Hitachi là một thương hiệu máy lọc không khí đã có uy tín và khẳng định chất lượng trong nhiều năm qua đến từ Nhật Bản. Các sản phẩm máy lọc không khí Hitachi có tuổi thọ cao lên đến 10 năm phần nào thể hiện độ bền và giúp người tiêu dùng giảm thiểu về chi phí. Máy sở hữu bộ lọc tốt với các màng lọc tiên tiến, công nghệ Interver giúp tiết kiệm điện, khả năng cảm biến hiện đại. Bên cạnh đó, với các dòng máy cao cấp còn được trang bị robot để vệ sinh tự động màng lọc, vô cùng tiện lợi và hiệu quả.

Máy lọc không khí Hitachi
Máy lọc không khí Hitachi

Máy lọc không khí LG

LG không còn là một cái tên xa lạ trên thị trường điện máy Việt Nam. Với diện tích lọc không khí rộng, công nghệ lọc tiên tiến cũng như công nghệ Nano với khả năng kháng khuẩn cực cao, cảm biến nhạy, có thể điều khiển từ xa và giá thành phải chăng phù hợp với nhiều phân khúc thì đây là một thương hiệu rất nên cân nhắc.

Máy lọc không khí LG
Máy lọc không khí LG

Máy lọc không khí Samsung

Là một thương hiệu nổi tiếng và có độ phủ sóng trên khắp toàn cầu, chất lượng chính là điều đã được Samsung khẳng định trong nhiều năm qua. Hệ thống lọc khí 3 lớp, công nghệ thổi gió 3 chiều cùng cảm biến laser, chế độ ngủ, chế độ tự động hóa, khóa chặn trẻ em và điều khiển từ xa là những điểm nổi bật tạo sự khác biệt của máy lọc không khí Samsung so với những thương hiệu khác. Trong tầm giá từ 5 triệu đến 9.5 triệu, Samsung là sự lựa chọn đáng tin tưởng.

Máy lọc không khí Samsung
Máy lọc không khí Samsung

Máy lọc không khí Philips

Đến từ Hà Lan, Máy lọc không khí Philips là một thương hiệu lâu đời và uy tín đáng sử dụng nhất hiện nay. Sở hữu 4 mức độ lọc cùng bộ lọc tiên tiến HEPA và các chức năng cảm biến, khóa trẻ em với mức giá vô cùng rẻ chỉ từ 480 nghìn đồng đến 5 triệu đồng, Philips là một phương án phù hợp cho nhiều hộ gia đình.

Máy lọc không khí Philips
Máy lọc không khí Philips

Máy lọc không khí Boneco

Thương hiệu máy lọc không khí cuối cùng Săn Nhanh gửi đến bạn đọc đó là thương hiệu đến từ Thụy Sĩ – Boneco. Với màng lọc không khí đa lớp hỗ trợ lọc sạch không khí cặn kẽ, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, các tác nhân gây bệnh, khử sạch mùi hôi, tăng cường độ ẩm và tiết kiệm năng lượng, đây là thương hiệu mà khách hàng có thể tham khảo. Tuy nhiên, các sản phẩm của Boneco có giá khá cao dao động từ 9,8 triệu đến 48 triệu.

Máy lọc không khí Boneco
Máy lọc không khí Boneco

Bảng giá máy lọc không khí mới nhất hiện nay

Sau đây Săn Nhanh cũng xin gửi đến bạn đọc bảng giá máy lọc không khí trên thị trường hiện nay, giúp bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một sản phẩm có giá thành phù hợp điều kiện kinh tế của gia đình.

Giá máy lọc không khí theo diện tích sử dụng

Giá máy lọc không khí ô tô

Thương hiệu máy lọc không khí ô tô

Giá

Kangaroo

690.000 – 2.190.000 đồng

Lifepro

820.000 đồng

Sharp

2.250.000 – 2.290.000 đồng

Boneco

2.680.000 đồng

Honeywell

2.990.000 đồng

Toglo

3.600.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 10 – 15 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Beurer

3.850.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 15 – 20 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Medisana

2.950.000 đồng

Panasonic

2.990.000 đồng

Daikin

4.050.000 đồng

Lanaform

4.200.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 20 – 25 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Hafele

2.199.000 đồng

Sharp

2.290.000 – 5.190.000 đồng

Daikin

3.850.000 đồng

Panasonic

4.550.000 đồng

Hitachi

4.890.000 đồng

DeLonghi

4.890.000 đồng

Chungho

5.290.000 đồng

Coway

5.390.000 – 11.990.000 đồng

Airocide

24.750.000 – 27.500.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 25 – 30 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Xiaomi

2.790.000 đồng

Sharp

3.750.000 – 7.490.000 đồng

Karofi

3.990.000 đồng

Honeywell

4.640.000 đồng

Daikin

6.200.000 đồng

Cuckoo

6.490.000 đồng

Chungho

6.990.000 – 10.690.000 đồng

Panasonic

7.450.000 đồng

Nagakawa

3.490.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 30 – 35 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Xiaomi

2.950.000 đồng

Beurer

4.990.000 – 6.250.000 đồng

Coway

7.590.000 – 14.490.000 đồng

Hitachi

8.990.000 đồng

Chungho

8.990.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 35 – 40 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Sharp

4.990.000 – 18.900.000 đồng

Honeywell

5.990.000 – 13.500.000 đồng

Daikin

6.990.000 đồng

DeLonghi

7.750.000 – 9.490.000 đồng

Winix

7.850.000 – 12.850.000 đồng

Panasonic

8.250.000 đồng

Boneco

9.860.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 40 – 45 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Tiross

3.099.000 – 3.299.000 đồng

Electrolux

6.290.000 đồng

Daikin

7.150.000 – 8.490.000 đồng

Hitachi

10.900.000 đồng

A.O.Smith

15.180.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 45 – 50 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Stadler Form

5.280.000 đồng

Sharp

5.990.000 – 20.990.000 đồng

Panasonic

9.749.000 đồng

Hitachi

13.500.000 đồng

Coway

15.290.000 đồng

Boneco

15.750.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 50 – 55 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Hitachi

15.000.000 đồng

Boneco

16.580.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 55 – 60 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Hafele

3.899.000 đồng

Xiaomi

4.050.000 đồng

A.O.Smith

16.950.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 60 – 65 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Electrolux

7.999.000 đồng

Sharp

9.000.000 đồng

Honeywell

15.800.000 đồng

Boneco

21.000.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 65 – 70 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Hitachi

18.290.000 – 19.900.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích 75 – 80 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Stadler Form

7.980.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích đến 100 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Coway

24.290.000 đồng

Honeywell

35.200.000 đồng

Boneco

45.500.000 đồng

Giá máy lọc không khí trong nhà dùng cho diện tích đến 200 mét vuông

Thương hiệu máy lọc không khí

Giá

Boneco

48.500.000 đồng

Giá máy lọc không khí theo tính năng

Hiện nay giá máy lọc không khí dựa theo tính năng trên thị trường có 2 loại đó chính là máy lọc không khí có chức năng tạo ẩm và hút ẩm. Giá của 2 loại máy đó như sau:

+ Giá máy lọc không khí có chức năng tạo ẩm: 5.100.000 – 45.500.000 đồng.

+ Giá máy lọc không khí có chức năng hút ẩm: 5.190.000 – 9.000.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến máy lọc không khí cũng như các thương hiệu máy lọc không khí dành cho bạn đọc. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện bạn hãy chọn cho mình một chiếc máy lọc để sử dụng nhé. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp các thông tin bổ ích giúp bạn đọc chọn lựa được sản phẩm thích hợp.

5/5 - (2 bình chọn)